Cần xử lý nghiêm những đối tượng truyền bá việc chữa bệnh bằng “năng lượng ngoài không gian”
Tổ chức lớp học online chui
Như Chuyên đề ANTG đã có bài phản ánh, “Năng lượng gốc trống đồng” là một nhóm do Việt kiều Mỹ tên Lê Văn Phúc lập ra. Đây là một tổ chức không có tư cách pháp nhân, hoạt động theo hình thức tuyên truyền, dụ dỗ để trục lợi bất chính từ người theo học. Các đối tượng trong tổ chức sử dụng các ngôn từ như “thiền”, “tập luyện nâng cao sức khỏe”, “năng lượng từ nền văn minh ngoài vũ trụ”, “giữ lại tuổi thanh xuân”… để đánh vào tâm lý của người dân, từ đó khiến họ tin theo một cách mù quáng.
Nhóm “bốc phốt” “Năng lượng gốc trống đồng” đã có gần 10 ngàn người tham gia.
Đáng nói, Lê Văn Phúc còn dùng nhiều chiêu trò truyền thông, để các đối tượng “chân rết” nâng tầm bản thân. Từ đó kích thích sự tò mò của người học, tin tưởng rằng đây là một đối tượng có năng lượng siêu nhiên, thần thánh hóa một cách vô lối.
Các đối tượng đã đăng tải nhiều video, trong đó liên tục nhắc lại khả năng của ông Phúc với việc có thể truyền năng lượng cho 83.000 người cùng một lúc. Năng lượng được ông Phúc phát qua tần số; có thể truyền năng lượng, chữa các bệnh nan y (ung thư máu, loãng xương, thần kinh, các loại bệnh mà bệnh viện trả về...) qua mạng xã hội, qua gọi điện thoại, qua hẹn giờ mà không cần dùng bất cứ loại thuốc y học nào. Đặc biệt người bệnh nếu bị hôn mê thì chỉ cần người nhà đồng ý là nhận được năng lượng và chữa được khỏi bệnh...
Mặc dù tuyên bố là miễn phí nhưng người tham gia đăng ký học phải mua cuốn sách “Tế bào gốc - Vị y sĩ đại tài của chính bạn” với giá 130.000 đồng/cuốn. Bên cạnh đó, trong quá trình trao đổi trên các nhóm mạng xã hội, các đối tượng “chim mồi” và “chân rết” sẽ kêu gọi học viên đóng góp vào Quỹ “Cộng đồng Năng lượng gốc” để chung tay phát triển cộng đồng. Ngoài ra Lê Văn Phúc còn giới thiệu về một cuốn sách của mình viết bằng tiếng Anh, là “sách bán chạy trên trang bán hàng trực tuyến nổi tiếng thế giới Amazon”.
Để cho người học thêm tin tưởng, các đối tượng cũng liên tục nhắc đến việc “năng lượng gốc trống đồng” đã được cấp phép tại Việt Nam, đồng thời nêu tên 2 nhà khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Bác sĩ Trần Thị Tuấn Nga vào trong cuốn sách và trong nhiều video được đăng tải trên website của nhóm này.
Nhưng trên thực tế, giấy phép các đối tượng đăng tải trên website đã bị thu hồi và không còn hiệu lực. Đại diện cơ quan nơi PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên và bác sĩ Trần Thị Tuấn Nga công tác không thừa nhận sự tham gia của hai người này, đồng thời có đơn tố cáo hoạt động của tổ chức “năng lượng gốc trống đồng”.
Các đối tượng trong nhóm tạo ra rất nhiều chân rết lôi kéo người khác tham gia.
Còn ông Phạm Trần Long, Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới cho biết, dù cuốn sách ông Lê Văn Phúc chủ biên là “Tế bào gốc – Vị y sĩ đại tài của chính bạn” từng được cấp phép nhưng nội dung chắp vá và ngô nghê. Nhà xuất bản này đã dừng cấp phép vĩnh viễn đối với cuốn sách từ 24-9-2021.
Ngoài ra cuốn sách viết bằng tiếng Anh được “Lê Văn Phúc” khoe khoang là best seller trên Amazon thực chất chỉ là một trò lừa. Các đối tượng đã tự chỉnh sửa hình ảnh, tự in logo best seller trên bìa sách để đánh lừa người học và tăng thêm sự tin tưởng.
Như vậy, hiện nay, gần như toàn bộ tổ chức, cá nhân trong nước từng được “Năng lượng gốc trống đồng” và Lê Văn Phúc quảng bá đều đã dừng hợp tác hoặc cấp phép cho các nội dung, hoạt động của tổ chức này. Nói cách khác, “Năng lượng gốc trống đồng” đang tổ chức “chui” các lớp học online, bán sách, các hoạt động kêu gọi học viên ủng hộ quỹ từ thiện.
Lợi dụng không gian mạng để truyền bá tư tưởng sai lệch
Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, tuy nhiên cho đến nay vẫn có hàng ngàn người tham gia các lớp học của Lê Văn Phúc với niềm tin mù quáng có thể chữa các căn bệnh nan y, đem tuổi thanh xuân trở về. Tuy nhiên, thứ đến với họ lại là những hệ lụy xấu không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn là các mối quan hệ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Là một người bị ảnh hưởng bởi hoạt động của nhóm “Năng lượng gốc trống đồng”, anh V.X.D (Hà Nội) bức xúc cho biết: “Vợ tôi tham gia cái nhóm này từ tháng 8-2021, khi biết thì tôi cũng khuyên can, đừng tin tưởng quá vào mấy cái lớp học trên mạng như vậy, cẩn thận nó lừa rồi tẩy não, nhưng vợ không nghe. Đến giờ khi lún sâu vào, dù báo chí truyền hình, các chuyên gia lên tiếng nhưng vợ tôi vẫn không tin, toàn phản bác lại lời khuyên của mình”.
Anh D. cho biết, sau khi tham gia, vợ anh còn lôi kéo toàn bộ người thân trong gia đình, bạn bè. Một số người thì tin theo, còn gia đình anh D. phản đối kịch liệt, đến mức hai vợ chồng phải ly thân. Vợ anh nhất quyết lựa chọn theo học đủ 1 năm, mặc kệ nhiều lời khuyên bảo. Trước khi tham gia, vợ anh D. bị bệnh buồn chân, mỏi lưng, loạn thị. Khi học lớp 1-2 thì bệnh có thuyên giảm nhẹ, nhưng theo lời giải thích của anh này thì bệnh thuyên giảm do bắt đầu vào mùa mát trời, không bật quạt nên đỡ buồn chân. Với triệu chứng mỏi lưng, anh D. giải thích vì trước khi đó dịch bệnh, vợ anh chỉ ở trong nhà không đi tập thể dục được. Sau khi thành phố mở cửa, chị vợ đi tập thể dục nhiều nên bệnh giảm, nhưng đến thời điểm hiện tại bệnh đang có chiều hướng trở lại như trước.
“Bây giờ tôi cũng bó tay, chỉ biết chờ cơ quan chức năng vào cuộc. Vợ tôi và bà cô ruột tham gia mù quáng, hàng ngày mấy buổi tập theo công thức nhìn trần nhà đọc thần chú để chữa bệnh. Họ như có biểu hiện bị tẩy não, ngủ thì mơ hồ, hoang tưởng, không nhận là bệnh đã quay trở lại. Dù gia đình nói thế nào cũng không nghe”, anh D. bức xúc.
Là một nạn nhân khác từ những trò lừa của “Năng lượng gốc trống đồng”, gia đình chị B.T.L (Hà Nội) luôn trong tình trạng cơm không lành, canh không ngọt kể từ khi gia đình chị tham gia học các lớp của Lê Văn Phúc.
“Gia đình mình biết đến qua người cậu ruột, chính mình cũng từng bị ép tham gia nhưng thấy nó phản khoa học quá nên từ bỏ. Cứ mỗi lúc lấy năng lượng qua màn hình, mẹ chồng mình lại bắt cả nhà tắt hết ti vi, không được gây tiếng động. Hễ có tiếng là mẹ mình lại quát tháo ầm ĩ khiến không khí trong gia đình lúc nào cũng căng thẳng”, chị L. chia sẻ.
Chị này cũng cho biết, sau khi học qua lớp 2, mẹ chồng chị L. có ngủ ngon hơn. Nhưng khi qua đến lớp 3 thì ngủ lơ mơ, thường xuyên gặp ác mộng nên bà phải đi nhờ cậy đến các thầy tâm linh mê tín. Hiện tại, khi đọc được nhiều bài báo vạch trần bộ mặt của Lê Văn Phúc và thấy hậu quả của việc theo học, mẹ chồng chị L. cũng không dám đăng kí các lớp cao hơn. Tuy nhiên không khí gia đình giờ không được vui vẻ như trước bởi sau những lần cãi cọ, khuyên can không được, quan hệ giữa những người trong gia đình đã có nhiều bất ổn nhưng không ai nói ra.
Còn chị Nguyễn Thị Việt Hà (TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Khi biết bố mẹ tham gia, dù nhìn thấy nhóm này có dấu hiệu hoạt động theo dạng đa cấp tâm linh mình cũng chỉ phân tích cho họ đúng sai chứ không ngăn cản. Mình cũng bảo bố mẹ nếu tham gia thì được, nhưng đừng lôi kéo người khác, nhỡ xảy ra hậu quả thì sẽ mang tội và xấu hổ với người ta. Mình cũng không khuyên ngăn dồn dập mà từ từ khuyên bảo để tránh xảy ra cãi vã, bố mẹ con cái không nhìn mặt nhau”. Chị Hà cũng cho biết, dù bênh vực nhóm của ông Lê Văn Phúc hết lời nhưng sức khỏe của mẹ chị ngày càng suy giảm. Sau khi nghiên cứu, chị Hà thấy được đây là dấu hiệu của việc tập thiền, mở luân xa không đúng cách.
“Nhóm này họ pha tạp nhiều kiến thức giữa khoa học và tâm linh khiến người ta tin rồi dẫn dụ người khác để trục lợi. Mình tin là nhóm này đang đánh tráo rất nhiều khái niệm để thần thánh hóa vai trò và việc làm của ông Phúc. Vì thế mình đang rất mong muốn vạch trần bộ mặt của nhóm này”, chị Hà bức xúc.
Ngọc Anh
Nguồn: CAND
Mời các bạn theo dõi AN NINH 24H trên FB để dễ dàng tiếp cận được các thông tin chính thống đáng tin cậy nhất được chia sẻ từ Anninh24h.com.vn
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
-
Nếu không xác thực số điện thoại, tài khoản mạng xã hội sẽ không thể hoạt động sau ngày 25/12
-
Nhận tội thay cho người gây tai nạn bị xử lý thế nào?
-
Chặn hiểm họa ma túy từ… bến xe
-
Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Người đàn ông tử vong khi đang tập gym: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đến đâu?
-
Lan toả và phát huy vai trò của toàn dân tham gia tố giác tội phạm
-
Cách nhận biết và ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường cấm đỗ xe
-
Bỏ quy định người dân giám sát CSGT làm nhiệm vụ bằng hình thức ghi âm, ghi hình
-
Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
-
Dang rộng vòng tay, tạo điều kiện thuận lợi để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng
-
Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
-
An toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần nhận thức đúng của người lớn
-
Công an vào cuộc vụ kênh YouTube đăng tải clip "Quả báo Làng Nủ Lào Cai"
-
Bổ sung quy định về Giám sát điện tử trong dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
-
Quảng Ninh: Triệu tập đối tượng tung tin sai sự thật trên mạng xã hội về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3
-
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
-
Nâng cao kỹ năng về PCCC cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên năm học mới
-
Sở GD&ĐT Yên Bái thông tin về phát ngôn chưa phù hợp trên mạng xã hội của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia
-
Giới trẻ đua nhau tạo dáng trước camera khu vực cổng BV Phụ sản Trung ương: Công an sẽ vào cuộc
-
Nhiều điểm mới trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
Bộ trưởng Lương Tam Quang trả lời chất vấn về phòng cháy, chữa cháy; tích hợp giấy phép lái xe
-
Mang vác cồng kềnh ngồi sau xe máy có bị xử phạt không?
-
Một số điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
-
Từ ngày 15/8/2024, áp dụng quy định mới về phân loại tai nạn giao thông
-
Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
-
Tuyên truyền, nhắc nhở người dân đạp xe tập thể dục không vi phạm Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
-
Bộ Công an đề xuất 189 hành vi, nhóm hành vi bị trừ điểm giấy phép lái xe
-
Dự thảo Thông tư quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
-
Quy định xử lý, mức phạt hành vi đua xe và cổ vũ đua xe trái phép
-
Đề xuất quy định liên quan Hệ thống giám sát bảo đảm ANTT, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ
-
Quy định mới về công bố thông tin tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
-
Sửa đổi, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy
-
Từ 1/8, người mua nhà ở hình thành trong tương lai cần nắm rõ các điều sau
-
Đắk Lắk xử phạt người phụ nữ có hành vi bạo hành trẻ
-
Từ ngày 01/8, chủ xe có thể bấm biển số trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
-
Từ 1/7: Kiểm tra bằng lái trên VNeID giá trị như trực tiếp với bản in
-
Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành
-
Thông báo phiên đấu giá trực tuyến biển số xe ô tô trong các ngày 29/6 và 01/7/2024
-
Công an huyện Thạch Thành quyết liệt đấu tranh với tội phạm hoạt động "tín dụng đen"
-
Từ 1/7 tới đây, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai dù vợ có thai, sinh con với ai
-
Liên thông điện tử đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm y tế online cho trẻ dưới 6 tuổi
-
Hiệu quả từ mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ”
-
Các trường hợp phải đổi từ thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024
-
Ông Thích Minh Tuệ đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực
-
Bắt giữ đối tượng cho vay lãi nặng hơn 1216%/năm
-
Bình Phước: Tạm giữ đối tượng say rượu, xúc phạm và tấn công Công an xã
-
Các loại biển báo tốc độ mà các lái xe cần phải biết?
-
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí Phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn
-
Sửa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để phù hợp thực tiễn
-
Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?
-
Lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh trong trường trung học cơ sở như thế nào?
-
Rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu?
-
Nhiều giải pháp tuyên truyền hiệu quả trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại Nghệ An
-
Dùng dao xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người khác sẽ bị xử lý như với vũ khí quân dụng
-
Ép bạn uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?
-
Thanh tra giao thông có được xử phạt lỗi vi phạm giao thông?
-
Thống nhất trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an
-
Thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải được tổ chức ít nhất một lần một năm
-
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ tại Hà Nội
-
Có bắt buộc phải xuất trình Giấy phép lái xe khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID?
-
Tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở
-
Tụ tập gây mất trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào?
-
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
-
Hội nghị quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
-
Từ ngày 30/3/2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
-
Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực
-
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
-
Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không sản xuất, sử dụng xe ba, bốn bánh tự sản xuất lắp ráp
-
Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt theo quy định
-
Phòng Tham mưu CATP: Tuyên truyền phòng chống ma túy học đường cho học sinh xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín
-
Thông báo về việc tổ chức đấu giá biển số xe ô tô (Phiên thứ ba)
-
Quy định Cảnh sát giao thông hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông
-
Công an TP.Thanh Hóa tuyên truyền, vận động và thu hồi 31 khẩu súng quân dụng
-
Hình phạt, mức phạt đối với hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ
-
Infographics: Đất không có giấy tờ được cấp sổ đỏ khi nào?
-
Xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng
-
Cơ quan thẩm tra nhất trí quan điểm cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
-
Nâng cao kỹ năng hiểu biết pháp luật cho học sinh Thủ đô
-
Không quy định độ tuổi tối đa khi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
-
Các hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm tham nhũng, ma túy, buôn lậu, “tín dụng đen”
-
Ký kết quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện
-
Đừng cứa dao vào lòng con trẻ những lời nói 'sát thương'
-
Đăng tải hình ảnh cá nhân người khác lên mạng xã hội để nhằm mục đích bôi nhọ sẽ bị xử lý như thế nào?
-
Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với các nội dung của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
-
Cần xử lý nghiêm hành vi đi bộ sang đường không đúng quy định
-
Hiệu quả tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID
-
Công an hướng dẫn học sinh Trường THCS Đống Đa nhận diện ma tuý để phòng tránh
-
'Ăn cắp' thời gian Nhà nước đã trả lương
-
Tập huấn công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho đại diện lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc
-
Nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh
-
Trang bị kỹ năng an toàn giao thông, kỹ năng PCCC là nhiệm vụ thiết thực
-
Bạo lực học đường vì sao không dứt?
-
Công an Nghệ An tăng cường giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong trường học
-
Hiểm họa khi tự ý chữa bệnh bằng thuốc Nam
-
Đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật cho học sinh
-
Giáo dục, cảm hóa công dân từ bỏ tà đạo “Hội thánh đức chúa trời mẹ”
-
Quy định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
-
Để không còn nỗi đau do hỏa hoạn
-
Công an Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật và trao tặng bình chữa cháy, mũ bảo hiểm cho bà con giáo dân