Đừng để ban đại diện cha mẹ học sinh trở thành "ban thu tiền"
Dự trù thu-chi "khủng" của ban phụ huynh
Vấn đề lạm thu đã được các cơ quan truyền thông rung chuông báo động, lãnh đạo ngành giáo dục cũng nhiều lần chỉ đạo nhưng các khoản thu vô lý vẫn không ngừng diễn ra ở các trường học.
Mới đây bảng dự trù kinh phí hoạt động năm học 2022-2023 của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3, Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, Tp.HCM gây bức xúc khi dự kiến thu quỹ phụ huynh "khủng" để chi các hoạt động thăm thầy cô, bảo mẫu.
Cụ thể các khoản thu và chi ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu là: Phần chi chăm cô được liệt kê 27 triệu đồng/năm đối với giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu bằng hình thức chuyển khoản hàng tháng, mỗi tháng một người 3 triệu đồng.
Tiền chi kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tiền Tết Nguyên đán cho hiệu trưởng, hiệu phó 1, hiệu phó 2, giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, giáo viên bộ môn, bảo vệ…; tiền chi cho Ngày Phụ nữ Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ cho giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu… Tổng cộng những khoản này đã “ngốn” hơn 102 triệu đồng trên tổng số hơn 130 triệu đồng dự trù kinh phí thu được.
Đặc biệt khi sự việc xảy ra, phụ huynh bức xúc phản ánh lên dư luận thì nhà trường và cô giáo chủ nhiệm lại đẩy lỗi cho Ban đại diện cho mẹ phụ huynh, sự việc lấy ý kiến ở group chỉ có phụ huynh với nhau, giáo viên chủ nhiệm không nắm việc này. Và để chữa cháy cho những đề xuất thu vô lý, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3 đã không triển khai theo dự trù kinh phí này mà chỉ thu mỗi phụ huynh 1 triệu đồng để chăm lo các hoạt động cho học sinh.
Bảng dự trù kinh phí hoạt động năm học 2022 - 2023 của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3, trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, Tp.HCM.
Đáng chú ý hơn là Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 9/12, Trường THCS Lê Quý Đôn Tp.HCM đưa ra mức dự trù hoạt động lên đến hơn 270 triệu đồng; Lớp 9/10 là hơn 165 triệu đồng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không phải là nơi tiêu tiền
Chia sẻ xoay quanh vấn đề nhiều nơi lạm thu quỹ phụ huynh, chuyên gia giáo dục, TS Lê Thống Nhất bình luận, đây là những khoản thu-chi vô lý. Ông khẳng định không phải cứ có tiền là tiêu mà phải tiêu vào những việc gì có ý nghĩa giáo dục.
"Vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Ban đại diện cha mẹ học sinh là nhịp cầu nối giữa nhà trường với học sinh để có những giải pháp giáo dục học sinh tốt nhất chứ không phải là nơi huy động tiền, chi tiêu, tổ chức hội hè. Nếu Ban đại diện cha mẹ học sinh lập ra chỉ để chi tiêu, tổ chức hội hè thì nên giải tán”, ông Nhất nêu quan điểm.
TS Lê Thống Nhất cho biết, trong tam giác giáo dục (Nhà trường-phụ huynh-học sinh) vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Việc giáo dục học sinh sẽ không thành công nếu thiếu đi vai trò của phụ huynh. Việc bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ khiến tam giác giáo dục mất đi một góc, cầu nối giữa nhà trường với học sinh không còn. Do vậy việc duy trì Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết.
Vấn đề đặt ra là phải có những quy định, chế tài cụ thể để Ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt vai trò của mình tránh tình trạng trở thành công cụ, là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu.
“Nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh được lập ra từ sự gợi ý, định hướng của Ban giám hiệu hoặc của giáo viên. Thậm chí, khi lập Ban đại diện cha mẹ học sinh họ thường chọn những người có điều kiện kinh tế, có vị thế xã hội. Nếu Ban đại diện cha mẹ học sinh nào ngay từ đầu lập ra với tư tưởng thu tiền thì sớm muộn cũng đưa ra những khoản thu sai trái”, TS. Lê Thống Nhất nói.
Bên cạnh đó, TS Lê Minh Công, phó trưởng khoa công tác xã hội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM cho hay cần có quy định cụ thể với ban đại diện cha mẹ học sinh: "Trước tiên tôi cho rằng ban đại diện là khá cần thiết trong thiết chế nhà trường phổ thông. Việc có các ban đại diện này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kết nối giữa nhà trường mà đại diện là giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) với cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em (hay học sinh). Việc kết nối này cực kỳ cần thiết để có thể giáo dục trẻ em và học sinh phát triển lành mạnh, khỏe mạnh.
Tuy vậy, tôi cho rằng ban đại diện cần phải đi vào hoạt động thực chất để đồng hành giáo dục trẻ, chứ không nên chỉ gắn bó các công việc hành chính với nhà trường hoặc chỉ làm sao "lấy lòng" nhà trường bằng hỗ trợ tài chính và đồng thuận trong việc thu - chi.
Để hoạt động của ban đại diện đạt hiệu quả, tôi cho rằng cần phải có các hướng dẫn cụ thể cho các anh chị ở ban đại diện này, cần thiết phải có quy định rõ và các thiết chế cụ thể.
Hiện nhiều anh chị tham gia ban đại diện nhưng tôi tin các anh chị cũng không biết làm gì khác ngoài các định hướng của giáo viên chủ nhiệm, mà giáo viên chủ nhiệm thì lại thường theo định hướng của hiệu trưởng nhà trường. Thành ra các hoạt động sẽ chỉ là một sự thống nhất, không có đa dạng và phong phú", TS Lê Minh Công chia sẻ.
TS Hồ Văn Hải, giảng viên Đại học Sài Gòn cho rằng Nhà trường cần kiểm soát thu - chi. Ông Hải chia sẻ, ở lớp con tôi, ban đại diện hoạt động khá hiệu quả, không lạm thu, cũng không thu nhiều tiền. Tôi thấy vai trò của ban đại diện là không thể phủ nhận, không thể thiếu trong thế kiềng ba chân của giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội.
Thế nhưng hiện có không ít ban đại diện tại một số lớp, nhiều trường bị phản ứng vì hoạt động không hiệu quả, thậm chí biến tướng, phá nát ý nghĩa của tổ chức vốn rất cần thiết này. Tôi cho rằng cần cải tạo để nó hiệu quả, thiết thực hơn. Các vấn đề mà ban đại diện hiện nay gặp phải nằm ở chỗ lạm thu và chi không hợp lý.
Đây là một hội can thiệp vào môi trường giáo dục nên cần có sự kiểm soát. Và để ban đại diện hoạt động hiệu quả, tôi thấy cần có sự minh bạch trong thu - chi và được kiểm soát vấn đề này thông qua nhà trường.
Thu - chi là của ban đại diện nhưng cần tham vấn ý kiến giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng nhà trường về các khoản thu, khoản chi. Khi tham vấn này diễn ra thì nhà trường cũng có trách nhiệm góp ý, đóng góp cho hoạt động của ban đại diện và sẽ có ý kiến kiên quyết đối với những khoản thu, khoản chi không phù hợp, biến tướng.
Đồng thời đầu năm, trường phải tổ chức khảo sát về các hoạt động ở nhà trường mà khung pháp lý, chi phí hiện không cho phép họ đầu tư cho học sinh để ban đại diện có căn cứ minh bạch, từ đó thu - chi cho đúng.
Làm gì để ngăn nạn lạm thu quỹ phụ huynh
Cần làm gì để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả, đúng tinh thần của Bộ GD&ĐT và không bị nghĩ là “ban thu tiền” là nỗi trăn trở của rất nhiều phụ huynh cũng như của ngành giáo dục. Vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Ban đại diện cha mẹ học sinh là nhịp cầu nối giữa nhà trường với học sinh để có những giải pháp giáo dục học sinh tốt nhất chứ không phải là nơi huy động tiền, chi tiêu, tổ chức hội hè. Nhưng để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo đúng chức năng thì cần phải có quy định, chế tài cụ thể, tránh tình trạng trở thành công cụ, là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu.
Trên thực tế, điệp khúc lạm thu được thông qua từ Ban đại diện cha mẹ học sinh cứ diễn ra hàng năm cũng bởi vì khi xảy ra sự việc chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe. Luật sư Nguyễn Trung Trực (Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam) cho rằng: “Trên thực tế, pháp luật không có quy định riêng lẻ cho hành vi lạm thu trong các cơ sở giáo dục, mà đưa ra các chế tài riêng biệt cho từng hành vi riêng lẻ về học phí, lệ phí và các khoản thu khác trong lĩnh vực giáo dục”. Hầu hết các cơ sở lạm thu được báo chí hay phụ huynh phản ánh mới dừng lại ở việc dừng thu, nhắc nhở, khiển trách…
Đặc biệt do tâm lý cả nể của phụ huynh nên tình trạng nhà trường lạm dụng “xã hội hóa” để thu những khoản ngoài quy định thông qua hội phụ huynh vẫn chưa được khắc phục. Cũng chính vì thế mà các cuộc họp phụ huynh đầu năm ở nhiều trường lớp chủ yếu bàn về chuyện đóng góp, còn việc chia sẻ, thảo luận về việc học tập, phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình lại mờ nhạt.
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những giải pháp để tránh lạm thu, cô giáo không phải trông chờ vào các khoản đóng của phụ huynh là việc tăng lương, chi trả cho thầy cô thật tương xứng với năng lực, sự cống hiến của các nhà giáo. Bởi nhiều giáo viên hiện vẫn phải sống chật vật bằng đồng lương ít ỏi, thậm chí phải nghỉ việc cũng là nguyên nhân để các mặt trái trong thu – chi của ngành giáo dục vẫn nảy nở.
Nguồn: Người đưa tin
Mời các bạn theo dõi AN NINH 24H trên FB để dễ dàng tiếp cận được các thông tin chính thống đáng tin cậy nhất được chia sẻ từ Anninh24h.com.vn
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Nếu không xác thực số điện thoại, tài khoản mạng xã hội sẽ không thể hoạt động sau ngày 25/12
Nhận tội thay cho người gây tai nạn bị xử lý thế nào?
Chặn hiểm họa ma túy từ… bến xe
Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Người đàn ông tử vong khi đang tập gym: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đến đâu?
Lan toả và phát huy vai trò của toàn dân tham gia tố giác tội phạm
Cách nhận biết và ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường cấm đỗ xe
Bỏ quy định người dân giám sát CSGT làm nhiệm vụ bằng hình thức ghi âm, ghi hình
Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
Dang rộng vòng tay, tạo điều kiện thuận lợi để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng
Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
An toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần nhận thức đúng của người lớn
Công an vào cuộc vụ kênh YouTube đăng tải clip "Quả báo Làng Nủ Lào Cai"
Bổ sung quy định về Giám sát điện tử trong dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)
Quảng Ninh: Triệu tập đối tượng tung tin sai sự thật trên mạng xã hội về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Nâng cao kỹ năng về PCCC cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên năm học mới
Sở GD&ĐT Yên Bái thông tin về phát ngôn chưa phù hợp trên mạng xã hội của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia
Giới trẻ đua nhau tạo dáng trước camera khu vực cổng BV Phụ sản Trung ương: Công an sẽ vào cuộc
Nhiều điểm mới trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Bộ trưởng Lương Tam Quang trả lời chất vấn về phòng cháy, chữa cháy; tích hợp giấy phép lái xe
Mang vác cồng kềnh ngồi sau xe máy có bị xử phạt không?
Một số điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
Từ ngày 15/8/2024, áp dụng quy định mới về phân loại tai nạn giao thông
Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
Tuyên truyền, nhắc nhở người dân đạp xe tập thể dục không vi phạm Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Bộ Công an đề xuất 189 hành vi, nhóm hành vi bị trừ điểm giấy phép lái xe
Dự thảo Thông tư quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
Quy định xử lý, mức phạt hành vi đua xe và cổ vũ đua xe trái phép
Đề xuất quy định liên quan Hệ thống giám sát bảo đảm ANTT, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ
Quy định mới về công bố thông tin tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Sửa đổi, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Từ 1/8, người mua nhà ở hình thành trong tương lai cần nắm rõ các điều sau
Đắk Lắk xử phạt người phụ nữ có hành vi bạo hành trẻ
Từ ngày 01/8, chủ xe có thể bấm biển số trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Từ 1/7: Kiểm tra bằng lái trên VNeID giá trị như trực tiếp với bản in
Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành
Thông báo phiên đấu giá trực tuyến biển số xe ô tô trong các ngày 29/6 và 01/7/2024
Công an huyện Thạch Thành quyết liệt đấu tranh với tội phạm hoạt động "tín dụng đen"
Từ 1/7 tới đây, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai dù vợ có thai, sinh con với ai
Liên thông điện tử đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm y tế online cho trẻ dưới 6 tuổi
Hiệu quả từ mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ”
Các trường hợp phải đổi từ thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024
Ông Thích Minh Tuệ đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực
Bắt giữ đối tượng cho vay lãi nặng hơn 1216%/năm
Bình Phước: Tạm giữ đối tượng say rượu, xúc phạm và tấn công Công an xã
Các loại biển báo tốc độ mà các lái xe cần phải biết?
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí Phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn
Sửa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để phù hợp thực tiễn
Xe ô tô không lắp camera hành trình bị phạt bao nhiêu tiền?
Lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh trong trường trung học cơ sở như thế nào?
Rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Nhiều giải pháp tuyên truyền hiệu quả trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại Nghệ An
Dùng dao xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người khác sẽ bị xử lý như với vũ khí quân dụng
Ép bạn uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?
Thanh tra giao thông có được xử phạt lỗi vi phạm giao thông?
Thống nhất trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an
Thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải được tổ chức ít nhất một lần một năm
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ tại Hà Nội
Có bắt buộc phải xuất trình Giấy phép lái xe khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID?
Tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở
Tụ tập gây mất trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào?
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
Hội nghị quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Từ ngày 30/3/2024, người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không sản xuất, sử dụng xe ba, bốn bánh tự sản xuất lắp ráp
Uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt theo quy định
Phòng Tham mưu CATP: Tuyên truyền phòng chống ma túy học đường cho học sinh xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín
Thông báo về việc tổ chức đấu giá biển số xe ô tô (Phiên thứ ba)
Quy định Cảnh sát giao thông hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông
Công an TP.Thanh Hóa tuyên truyền, vận động và thu hồi 31 khẩu súng quân dụng
Hình phạt, mức phạt đối với hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ
Infographics: Đất không có giấy tờ được cấp sổ đỏ khi nào?
Xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng
Cơ quan thẩm tra nhất trí quan điểm cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Nâng cao kỹ năng hiểu biết pháp luật cho học sinh Thủ đô
Không quy định độ tuổi tối đa khi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Các hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm tham nhũng, ma túy, buôn lậu, “tín dụng đen”
Ký kết quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện
Đừng cứa dao vào lòng con trẻ những lời nói 'sát thương'
Đăng tải hình ảnh cá nhân người khác lên mạng xã hội để nhằm mục đích bôi nhọ sẽ bị xử lý như thế nào?
Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với các nội dung của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Cần xử lý nghiêm hành vi đi bộ sang đường không đúng quy định
Hiệu quả tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID
Công an hướng dẫn học sinh Trường THCS Đống Đa nhận diện ma tuý để phòng tránh
'Ăn cắp' thời gian Nhà nước đã trả lương
Tập huấn công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho đại diện lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc
Nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh
Trang bị kỹ năng an toàn giao thông, kỹ năng PCCC là nhiệm vụ thiết thực
Bạo lực học đường vì sao không dứt?
Công an Nghệ An tăng cường giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong trường học
Hiểm họa khi tự ý chữa bệnh bằng thuốc Nam
Đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật cho học sinh
Giáo dục, cảm hóa công dân từ bỏ tà đạo “Hội thánh đức chúa trời mẹ”
Quy định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
Để không còn nỗi đau do hỏa hoạn
Công an Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật và trao tặng bình chữa cháy, mũ bảo hiểm cho bà con giáo dân