Vệ tinh NanoDragon phóng thành công: Khắc tên Việt Nam lên con đường chinh phục vũ trụ

Đại sứ Vũ Hồng Nam tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. (Nguồn: NVCC)
Sáng ngày 9/11, tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản, tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh, bao gồm vệ tinh NanoDragon của Việt Nam, đã được phóng thành công lên không gian.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã chia sẻ về sự kiện lịch sử mang tính bước ngoặt của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.
Thưa Đại sứ, xin ông chia sẻ cảm xúc của mình khi được tận mắt chứng kiến khoảnh khắc vệ tinh NanoDragon của Việt Nam theo tên lửa Epsilon được phóng lên không gian?
Tôi vô cùng xúc động khi tận mắt chứng kiến giây phút tên lửa Epsilon rời khỏi bệ phóng tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, bắt đầu khởi động mang theo vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học, chuyên gia Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển, bay vào không gian vũ trụ.
Giờ phút thiêng liêng này đã đánh dấu một lần nữa hai tiếng “Việt Nam” của chúng ta được khắc lên bản đồ của các quốc gia trên con đường chinh phục vũ trụ.
Đó thực sự là cảm giác tự hào trào dâng xen lẫn niềm kiêu hãnh khi chứng kiến thành tựu của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam. Đây là một thành công, kết quả bước đầu rất đáng tự hào của VNSC thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.
Tôi vẫn còn nhớ chỉ mới cách đây 10 năm, Việt Nam mới thành lập VNSC. Kể từ khi PGS.TS. Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc VNSC, chỉ cho tôi về ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam như một “mảnh đất trống” thì tới nay, những gì chúng ta đã đạt được là cả một bước tiến vĩ đại.
Chính những nỗ lực không ngừng nghỉ, kết tinh bởi công sức, trí tuệ của tập thể VNSC đã mang tới niềm tự hào lớn cho dân tộc Việt Nam.
Tôi tin rằng thành công hôm nay sẽ giúp VNSC tiếp tục đạt những bước tiến xa hơn, thành công hơn nữa trên con đường chính phục không gian. Và bước tiếp theo chúng ta cùng chờ đợi là vệ tinh LotuSat-1 dự kiến sẽ được phóng lên không gian vào năm 2023.
Vệ tinh LotuSat-1 là vệ tinh cỡ lớn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị, ý nghĩa to lớn đối với đất nước Việt Nam không chỉ trong phát triển kinh tế, khoa học công mệ mà còn đóng góp cho nền an ninh quốc phòng của đất nước.
Khoảnh khắc tên lửa Epsilon mang theo vệ tinh NanoDragon bay vào không gian. (Nguồn: NVCC)
Đại sứ có thể cung cấp thêm thông tin về vệ tinh NanoDragon và lý giải vì sao vệ tinh “Made in Vietnam” lại được phóng tại Nhật Bản?
NanoDragon là vệ tinh thứ ba do các chuyên gia, nhà khoa học của VNSC trực tiếp nghiên cứu và phát triển, có kích thước lớn gấp 3 lần so với vệ tinh PicoDragon đầu tiên của Việt Nam.
Vệ tinh NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano, nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5mm).
NanoDragon là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020”.
Tất cả từ ý tưởng, thiết kế, chạy vi mạch, nguyên vật liệu… của vệ tinh NanoDragon đều “Made in Vietnam”, do người Việt Nam thực hiện, thể hiện sự trưởng thành, sự chủ động của chúng ta trên con đường từng bước làm chủ công nghệ sản xuất vệ tinh.
Trước đây vệ tinh VinaSat VNSat của Việt Nam được phóng tại Pháp. Lần phóng vệ tinh NanoDragon này chúng ta đã chọn Nhật Bản là đối tác phối hợp thử nghiệm vệ tinh nhỏ với sự hỗ trợ của chuyên gia nhà khoa học Nhật Bản.
Tôi cho rằng đây là hợp tác có tính biểu tượng to lớn trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, hướng tới mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023 (1973 – 2023).
Quá trình Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để đưa Việt Nam đến gần hơn với giấc mơ chinh phục không gian ra sao?
Trong quá trình phối hợp giữa VNSC và JAXA để thực hiện việc phóng vệ tinh NanoDragon, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ thúc đẩy ngay từ những giai đoạn đầu khi hai bên đàm phán về thỏa thuận hỗ trợ, cung cấp nguồn vốn của Nhật Bản cho việc nghiên cứu sản xuất vệ tinh tại Việt Nam.
Quá trình đàm phán ban đầu có nhiều vướng mắc, khó khăn trong kỹ thuật giữa hai nước. Đóng vai trò trung gian cầu nối tích cực, Đại sứ quán luôn đồng hành cùng VNSC, phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan trong nước để cùng trao đổi, tư vấn, đàm phán để đạt thỏa thuận hợp tác với phía Nhật Bản, mang lại lợi ích to lớn cho ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam, mà thành quả chính là sự kiện phóng vệ tinh thành công ngày hôm nay.
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam chính thức bàn giao cho Nhật Bản ngày 17/8/2021. (Nguồn: VNSC)
Sau sự kiện này, câu chuyện tiếp theo là chúng ta cần làm gì để khai thác hiệu quả thông tin từ vệ tinh, phục vụ phát triển kinh tế và phòng chống thiên tai?
Ngành công nghiệp vệ tinh không chỉ có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, khoa học công nghệ mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như an ninh quốc phòng, phòng chống biến đổi khí hậu…
Việt Nam là đất nước có địa hình phức tạp, trải dài, biển rộng. Do đó, công nghiệp vệ tinh sẽ giúp chúng ta thực hiện hiệu quả quản lý dữ liệu, từ đó phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, quản lý rừng, biến đổi khí hậu, giám sát các hoạt động về an ninh-quốc phòng như quản lý biên giới, xây dựng nền tảng khoa học cơ bản quốc gia.
Sự vượt trội về khả năng cung cấp thông tin dữ liệu đặc thù của hệ thống vệ tinh vũ trụ sẽ giúp phục vụ hiệu quả cho các dự án của các thành phần kinh tế như quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp.
Do đó, tôi cho rằng việc phát triển công nghiệp vệ tinh của chúng ta có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế, an ninh-quốc phòng cho cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ cao, thông tin, dữ liệu... trở thành vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia, Việt Nam cần làm gì để có được chỗ đứng trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ?
Tôi nghĩ rằng thành công trong việc sản xuất và đưa vệ tinh “Made in Vietnam” vào không gian vũ trụ đã chứng minh được khả năng của Việt Nam trong việc làm chủ, phát triển ngành công nghiệp vũ trụ của riêng mình.
Cách mạng công nghiệp hiện tại và tương lai không thể thiếu được sự hỗ trợ của công nghệ vũ trụ. Đây là lĩnh vực mới có tính cạnh tranh cao, tính chiến lược đối với mọi nền kinh tế. Do đó, việc phát triển công nghiệp vũ trũ cần nhận được sự ủng hộ từ người dân, Chính phủ và các bộ, ban, ngành.
Để phát huy những thành quả đạt được cũng như tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình khoa học-công nghệ vũ trụ trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, quy trình đề xuất và xác định nhiệm vụ khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ cao (như công nghệ vũ trụ), phát huy hơn nữa trí tuệ và năng lực sáng tạo của các nhà khoa học, nâng cao chất lượng của các đề tài nghiên cứu... (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Doãn Minh Chung, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020) |
Chính phủ cần có xác định định hướng phát triển, xây dựng chiến lược gắn với kế hoạch cụ thể có tính dài hơi, cũng như phân bổ nguồn vốn thường xuyên để VNSC có thể có những dự án nghiên cứu, sản xuất các vệ tinh kích cỡ lớn hơn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phục vụ hiệu quả nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường và an ninh-quốc phòng của đất nước.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Thu Trang
Nguồn: Báo Quốc tế
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
-
Pháp, Anh ra tuyên bố bất ngờ về thông tin "gỡ rào" vũ khí tầm xa cho Ukraine
-
Pháo tự hành tầm xa M1989 Koksan Triều Tiên được phát hiện ở Nga
-
Siêu pháo tự hành 152mm 2S43 Malva trút bão lửa ở Kursk
-
Nga giáng "đòn địa chấn" xuống Kursk, Ukraine thua đau vẫn cố níu giữ "quân bài mặc cả"
-
Video người biểu tình chặn xe tải chở vũ khí cho Kiev
-
Ông Trump cảm ơn người dân đã bầu ông làm tổng thống thứ 47 của Mỹ và hứa sẽ đấu tranh cho mọi công dân "mỗi ngày... với từng hơi thở của ông".
-
Khi nào công bố kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ?
-
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Georgia đe dọa tấn công Iran bằng 154 tên lửa hành trình
-
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ về số lượng binh sĩ Triều Tiên tại khu vực Kursk
-
HÌNH ẢNH Tây Ban Nha ứng phó lũ quét nghiêm trọng nhất trong 3 thập kỷ
-
18 học viên thuộc 5 quốc gia tham gia khoá tập huấn tạo nguồn giảng viên gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc mở tại Học viện An ninh nhân dân
-
Ba Lan dội gáo nước lạnh vào đề xuất chuyển nhượng vũ khí
-
Đoàn đại biểu lực lượng Cảnh sát Bộ Công an Việt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát các nước ASEAN lần thứ 42
-
Xe tăng Mỹ sản xuất lần đầu tiến vào Kursk
-
Hồ sơ tình báo bị rò rỉ tiết lộ kế hoạch quân sự của Israel nhắm vào Iran
-
Nga nện "nắm đấm tử thần", hàng nghìn quân Ukraine không còn đường lui ở Kursk
-
Triều Tiên tăng gấp đôi sản lượng vũ khí giữa tình hình nóng
-
Tình báo đốt cháy chiếc Tu-134 đặc biệt ngay tại sân bay
-
Nga càn quét như vũ bão, Ukraine "lực bất tòng tâm" rút khỏi thành trì chiến lược
-
Mỹ lo cái dằm Nga cắm giữa lòng NATO
-
Tin buồn về hàng trăm thiết bị Mỹ chuyển tới chiến sự
-
Nga lập "địa trận tử thần", 3.000 quân Ukraine ở Donetsk không còn đường lui?
-
1 nước tuyên bố khả năng đổ quân tới Kiev, đánh phủ đầu Nga: Moscow cảnh cáo biến kẻ gây sự thành hạt bụi
-
Nga công bố đòn chốt hạ đánh sập pháo đài, hàng chục lính Ukraine ra hàng - Kiev báo động "chảo lửa" mới
-
Ukraine tuyên bố rút quân, Nga giành quyền kiểm soát Ugledar: "Pháo đài" của Kiev chính thức sụp đổ
-
Vụ mất tích 87 năm được giải mã?
-
Ukraine mất Makeevka - một trong những thành trì cuối cùng ở LPR
-
Căn cứ trọng yếu của NATO áp sát điểm nóng
-
Nga phá đòn hiểm, tung "chiêu độc" tại Kursk, Ukraine lâm cảnh "mất cả chì lẫn chài"
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư hàng đầu Hoa Kỳ
-
Nga phóng “kẻ hủy diệt tàng hình" ra trận, xóa sổ tổ hợp "hỏa thần" HIMARS của Ukraine
-
Đòn đánh tập hậu, cắt rời nhóm quân Ukraine ở Kursk
-
Sẽ xảy ra một cuộc chiến mới sau vụ nổ đồng loạt máy nhắn tin?
-
Ông Donald Trump bị ám sát hụt lần 2: Nhiều thông tin về nghi phạm đã được công bố
-
Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
-
Nga đột phá "thần tốc" ngoài dự đoán, Tổng thống Ukraine hạ lệnh dứt khoát
-
Tổn thất lực lượng tinh nhuệ nhất khi 'sập bẫy' ở Kursk
-
Lào Cai: Liên tiếp xảy ra sạt lở, nhiều người thương vong
-
Miền Bắc mưa rất lớn, có thể đón lũ kỷ lục
-
Kursk: "Vua pháo binh" Ukraine nổ tung, 6 vạn quân Nga quyết đấu - TT Putin nói về đòn ăn miếng trả miếng
-
Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý, Thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
-
Mỹ phát hiện căn cứ tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik?
-
Nga tung "Cá sấu sát thủ" Ka-52M ra trận, "thổi bay"đội hình xe bọc thép của Ukraine tại Kursk
-
Ukraine dừng tấn công, chuyển sang phòng thủ giữ đất ở Kursk
-
Nga biến Kursk thành "bẫy hỏa lực", reo rắc "ác mộng" cho quân đội Ukraine
-
Nga "chặt đứt" hai tuyến đường tiếp tế, Ukraine lung lay lớp phòng thủ, vội vàng tháo lui
-
Hỏa hoạn nghiêm trọng bùng phát tại nhà máy lọc dầu ở Omsk sau vụ nổ
-
Pháo binh và tên lửa đổ dồn về Kursk
-
RQ-4B Global Hawk áp sát căn cứ quân sự lớn nhất của Nga
-
Kế hoạch triển khai 5.000 quân NATO gần biên giới
-
Nga tung "tuyệt chiêu" phản đòn, tự tin quét sạch quân Ukraine khỏi Kursk
-
Hai chiến dịch thất bại khiến Quân đội Ukraine có thể sụp đổ
-
Video 5 tàu không người lái trúng hỏa lực ngoài khơi Crimea
-
Đằng sau lệnh bắt công dân Ukraine liên quan vụ phá Nord Stream
-
Kiev gây bất ngờ với tuyên bố kiểm soát 1.000km2 tại Kursk
-
'Vụ khủng bố hạt nhân ở Zaporozhzhia'
-
Đặc nhiệm tình báo Ukraine tiến hành cuộc đột kích táo bạo vào Kinburn Spit
-
Clip rơi máy bay từ độ cao 5km, toàn bộ 62 người thiệt mạng
-
Chuyên gia nêu bóng dáng cách mạng màu ở Bangladesh
-
Elon Musk nêu khả năng nội chiến ở Anh
-
Lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
-
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thôi làm Ủy viên Trung ương Đảng
-
Chân dung viên tướng Nga đang khuấy đảo Donetsk
-
Tiếp bước Ba Lan, Cộng hòa Séc tính khả năng thành lập 'Quân đoàn Ukraine'
-
Đưa thiết bị quân sự có "ký hiệu lạ" đến mặt trận miền Nam, Nga đang toan tính điều gì?
-
Lữ đoàn 47 tinh nhuệ hàng đầu của Ukraine không còn khả năng chiến đấu
-
Bệ phóng hệ thống Patriot và S-300 trúng hỏa lực, 18 xe tăng bị phá hủy
-
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng
-
Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
-
Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thêm hàng chục lính đánh thuê NATO ẩn náu ở Kharkov thiệt mạng
-
Ông Biden bất ngờ rút lui, 'đường đua' Tổng thống Mỹ rộng mở với ông Trump?
-
Binh sĩ chống lệnh vượt sông Dnipro sang đầu cầu chết chóc
-
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
-
Bộ Công an Việt Nam tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu
-
Phương Tây tiếp tục gửi vũ khí bị lỗi tới chiến địa
-
Lần đầu tiên điều khiển UAV thông qua vệ tinh vũ trụ
-
Kiev tự phát triển vũ khí tầm xa để thoát lệnh cấm của Mỹ
-
11 kho đạn bốc cháy, tuyến đường sắt bị dội hỏa lực
-
Lộ diện danh tính nghi phạm nổ súng vào ông Trump: Mới chỉ 20 tuổi, vì sao qua mặt được Mật vụ Mỹ?
-
Vụ nổ súng vào ông Trump: Thay đổi bối cảnh chính trị Hoa Kỳ
-
NATO thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Moscow
-
Ông Peskov tuyên bố Điện Kremlin xem xét thay đổi học thuyết hạt nhân
-
Bệnh Bạch hầu diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo "nóng"
-
Quân Nga tiến vào trung tâm New York, vây ép mạnh Toretsk
-
Iskander phá hủy 2 bệ phóng HIMARS chuẩn bị phóng ATACMS vào Crimea
-
Sức mạnh Hải quân Ukraine tăng vọt khi sở hữu tàu ngầm
-
Hệ thống Patriot Mỹ không thể tự bảo vệ mình ở vùng chiến sự
-
Các nhà lãnh đạo châu Âu sửng sốt vì ông Biden già đi nhanh chóng
-
Lầu Năm Góc nói gì trước tin 'hàng vạn binh sĩ Triều Tiên sắp tới Ukraine'?
-
Toretsk trở thành Bakhmut thứ hai
-
Báo động an ninh Euro 2024: Kẻ trùm kín mặt, xuất hiện như "bóng ma" trên mái vòm sân trận Đức và Đan Mạch
-
Đòn phản ứng khi UAV Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều trên Biển Đen?
-
Nga phản đòn, dùng Uragan diệt bệ phóng ATACMS tấn công Crimea
-
105 xe tăng Leopard 2A8 tới sát lãnh thổ Nga
-
Máy bay không người lái sẽ sớm mất ưu thế trên chiến trường
-
1 bệ phóng HIMARS, 3 trạm tác chiến điện tử và 7 kho đạn bị xóa sổ
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
-
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây rõ ràng đã ngừng phát huy tác dụng