Hà Nội: Môi trường vẫn là vấn đề nan giải
Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, môi trường là gam màu "xám" nhất trong bức tranh kinh tế- xã hội của Thành phố. Quá trình đô thị hóa, tăng dân số cơ học, phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề... làm cho môi trường ngày một ô nhiễm. Đây là thực trạng mà Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đang quyết tâm giải quyết.
Đoạn mươn nước ô nhiễm tại ngõ 298 phố Trần Điền.
Các dòng sông đều ô nhiễm
Từ một đoạn mương trong xanh với từng đàn cá nhỏ bơi lội, giờ đây khu vực mương nước tại ngõ 298 Trần Điền, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã biến thành dòng sông rác khổng lồ. Việc đổ trộm rác thải bấy lâu nay gây nhức nhối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tuyến đường ngõ 298 phố Trần Điền kết nối Khu đô thị Định Công với ngõ 192 phố Lê Trọng Tấn. Đây là khu vực trong diện giải phóng mặt bằng của Dự án đường Vành đai 2,5. Ngõ có một mương thoát nước hở, theo quy hoạch của dự án, các đơn vị sẽ thi công xây dựng cống hộp thay thế cho mương tiêu thoát nước.
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, đơn vị được Công ty Thoát nước Hà Nội bàn giao quản lý, duy tu là Công ty TNHH Hoàng Mai vẫn chưa thực hiện hạng mục của dự án. Lâu dần, khu vực mương thoát nước này trở thành nơi tập kết rác, phế thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dòng nước trong mương bị rác bủa vây nên chảy rất chậm...
Dòng sông Tô Lịch chỉ "xanh mướt" khi Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xả hàng triệu m3 nước hồ Tây.
“Khu vực đoạn sông này trước kia rất sạch và có thể dùng nước để tưới rau, nước trong có thể nhìn thấy cá và dòng chảy phía dưới. Tuy nhiên, từ khi có dự án xây dựng đường Vành đai 2,5, đoạn sông này nằm trong quy hoạch và dần trở thành điểm tập kết rác, bốc mùi hôi thối rất khó chịu”, bà Nguyễn Thị Tiến, người dân sống tại khu vực, cho biết.
Trên thực tế, không chỉ riêng đoạn mương nước tại ngõ 298 Trần Điền, cả 4 dòng sông thuộc nội đô Hà Nội bao gồm sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ đêu đang bị “bức tử” từng ngày vì ô nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cả 4 dòng sông đang phải “gồng gánh” gần như toàn bộ nguồn nước thải của người dân Thủ đô. Nhiều người dân đã phải thốt lên thay vì gọi tên 4 dòng sông chúng ta nên đổi tên thành "4 mương nước thải".
Những năm vừa qua, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án kết hợp với các doanh nghiệp từ Đức, Nhật Bản nhằm “hồi sinh” sông Tô Lịch. Mới đây nhất là dự án “Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá” được khởi công từ ngày 18.5.2020 với mục tiêu đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá xử lý trước khi đổ ra sông. Tuy vậy, kể cả khi dự án được đưa vào vận hành cũng rất khó để có thể trả lại môi trường trong nhanh như cũ cho các dòng sông bởi lẽ toàn bộ nguồn nước bổ cập để dòng sông có thể tự duy trì hệ sinh thái đều đã bị lấn chiếm, vùi lấp.
Anh Châu Văn Phương, phường Định Công, quận Hoàng Mai, cho biết: “Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nắng nóng, nước sông Lừ bốc hơi lên khiến cho chúng tôi không chịu nổi. Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, dân gần bờ sông cũng rất dễ bị sốt xuất huyết hoặc các bệnh truyền nhiễm khác do ruồi, muỗi gây ra”.
Nếu như các dòng sông khu vực nội đô ô nhiễm bởi nguồn nước thải sinh hoạt thì ở khu vực ngoại thành, các khu công nghiệp nhỏ, làng nghề với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thủ công cũng đang ngày đêm bức tử môi trường sống của các dòng sông. Đơn cử như trường hợp tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông có chất lượng môi trường nước kém nhất khu vực phía Bắc. Có tới 62% số điểm quan trắc cho kết quả chỉ số chất lượng nước WQI <50 ở mức xấu đến rất xấu, trong đó 31% số điểm quan trắc cho giá trị WQI <25, nước bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.
Báo cáo của Ủy ban Lưu vực Nhuệ - Đáy, Tổng cục Môi trường cũng chỉ rõ, lượng nước thải chủ yếu vào Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là nước thải sinh hoạt, tiếp theo là nước thải làng nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Mỗi ngày lưu vực sông Nhuệ - Đáy phải tiếp nhận khoảng 1.982 nguồn thải, với tổng lưu lượng nước thải xả 19.048m3/ngày đêm. Trong đó lưu lượng phát sinh từ sinh hoạt của người dân 16.421m3/ngày đêm.
Nước thải được xả thẳng xuống các dòng sông là nguồn cơn gây ô nhiễm.
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt thải ra sông Nhuệ - Đáy chiếm rất lớn so với tất cả các nguồn thải khác gộp lại, lên tới trên 65%, hầu hết đều không được xử lý. Thêm nữa, lượng nước thải do phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và nước thải y tế cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nước của hai con sông này.
Cũng cần phải nói thêm rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường của ở các con mương hay những dòng sông được nêu ở trên không phải là chuyện mới nhưng nó ngày càng diễn ra trầm trọng hơn trong thời gian gần đây. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh để sớm có những biện pháp khắc phục hoặc chí ít tránh gây trầm trọng thêm.
Thiếu đồng bộ, buông lỏng quản lý
Chỉ một từ khóa “ô nhiễm môi trường hà nội” trong ít giây mạng xã hội Google đã trả về cả triệu kết quả, mới nhất có thể kể đến gồm: Núi rác thải xây dựng tại dự án nối đường Phạm Hùng và Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm; Bãi tập kết rác thải tự phát trên Đại lộ Chu Văn An; ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp làng nghề Thạch Thất và cả ô nhiễm không khí tại Hà Nội… Hà Nội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường mà đa phần trong số đó xuất phát từ sự buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở.
Thùng rác thông minh nhưng người dân đổ rác chưa văn minh.
Phát biểu tại phiên chất vấn Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố về vấn đề ô nhiễm đô thị vừa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thẳng thắn chỉ ra sự thiếu trách nhiệm của không ít lãnh đạo địa phương.
“Trong chừng mực quản lý, lãnh đạo các cấp, đặc biệt cấp cơ sở xã, huyện, sở ngành đã quan tâm đầy đủ chưa? Quả thực là chưa ăn cùng, ngủ cùng, nghĩ về... Chính vì vậy mới có sự chậm trễ, buông lỏng trong quản lý, lơ là. Cảm giác như không trực tiếp ảnh hưởng đến mình. Điều đó rất là nguy hiểm, hậu quả rất ghê gớm, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, con cháu chúng ta. Chưa tương xứng với thực trạng chung”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Nhận định của người đứng đầu UBND Thành phố là rất chính xác, bởi lẽ ở ít nơi, chính quyền cấp cơ sở tỏ ra khá chậm chạp nếu so sánh với tốc độ phát sinh của các vấn đề ô nhiễm đô thị như xả rác thải bừa bãi, sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm… và tất cả đều vô tình hay cố ý đều nhắc đến cụm từ “xảy ra đã lâu, địa phương đã nhiều lần vào cuộc nhưng tình hình không có tiến triển”.
Ở cấp độ Thành phố những nguy cơ về môi trường như sự quá tải của Bãi rác Nam Sơn, Xuân Sơn; sự chậm trễ của các dự án Thoát nước; sự thiếu hụt của các dự án nước thải Khu công nghiệp; ô nhiễm bụi giao thông… cũng đã nhiều lần được lãnh đạo Thành phố nhắc đến nhưng quá trình khắc phục thì vẫn còn chậm chễ.
Sự quá tải của các bãi rác Nam Sơn, Xuân Sơn đã được cảnh báo từ lâu.
Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải có xử lý chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên đến nay, theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ có 3 khu xử lý chất thải sinh hoạt có thể hoạt động là bãi rác Nam Sơn ở huyện Sóc Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn ở thị xã Sơn Tây; Khu xử lý chất thải Cầu Diễn, ở quận Nam Từ Liêm.
Trên thực tế khu Cầu Diễn chỉ là trạm trung chuyển và lượng rác toàn bộ được đổ dồn về hai bãi Nam Sơn và Xuân Sơn. Những cảnh báo về sự quá tải của bãi rác Nam Sơn đã được nhắc đến từ những năm 2018 - 2019, tuy nhiên đều không được khắc phục.
Hệ lụy là các ô chôn lấp quá tải, người ta đã phải đổ rác trùm lên giữa các khe hố trôn, cho đến khi các khe này được đổ đầy thì cốt của các hố chôn cũng đã cao lên thêm vài mét. Ngay cả vào năm 2022, khi thành phố phê duyệt xây thêm hố chôn lấp mới với hàng chục tỉ đồng đã được chi ra thì khu vực này cũng chưa được đưa vào sử dụng vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các vấn đề về môi trường của Thủ đô không phải mới, cũng không phải cá biệt, mấu chốt vẫn đề là cần xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tác hại của ô nhiễm môi trường.
Trong đó, nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu các địa phương, ở đâu bị phản ánh nhiều nhưng không giải quyết được thì người đứng đầu nơi đó phải chịu trách nhiệm, qua đó, tạo ra tính đồng bộ, kết nối chặt chẽ từ cơ sở đến các cấp cao hơn. Mặt khác, các quy định pháp luật hiện hành cần thể hiện rõ vai trò của người dân vì đây là nhóm người chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Tuấn Dũng
Nguồn: https://laodongthudo.vn/bai-6-moi-truong-van-la-van-de-nan-giai-157945.html
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Công an tỉnh Tboung Kh'Mum (Campuchia) cảm ơn sự hỗ trợ chữa cháy của Công an tỉnh Tây Ninh
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai nhiều biện pháp "nghiêm trị" thanh thiếu niên vi phạm TTATGT
Đoàn VinFast VF 8 từ Tây Tạng về Việt Nam: ‘Vượt hơn 10.000km, nhiệt độ -15 độ C, dùng bình oxy, từng suýt bỏ cuộc’
Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Yên Bái
Nhân viên bảo vệ có được bắt giữ người không?
Công an huyện Lệ Thủy tích cực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Công an Quảng Trị khẩn cấp ứng cứu hàng chục người dân ra khỏi vùng ngập lụt ngay trong đêm
Mãn nhãn với những màn trình diễn ấn tượng tại Lễ khai mạc Đại hội khỏe Vì an ninh Tổ quốc lần thứ IX
Hải Dương: Giới thiệu việc làm cho phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù đợt II/2024
Phát cháo, tặng quà cho bệnh nhân nghèo nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Vui mừng, phấn khởi được sống trong những ngôi nhà Bộ Công an xây dựng
Công an tỉnh Bình Thuận cứu hộ thành công 02 học sinh có nguy cơ bị nước cuốn
Ảnh, clip: Hiện trường vụ cháy tại Bệnh viện Đức Giang, cột lửa và khói bốc lên ngùn ngụt khiến nhiều người hốt hoảng
Thanh Hóa: Công huyện Như Xuân tuyên truyền pháp luật An toàn giao thông học sinh
Sẵn sàng phương án, nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão
Một phó trưởng Công an xã “Tận tuỵ với công việc”
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi đang livestream
Hà Nội diễn tập thực binh ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Công an thành phố Thanh Hóa giúp dân dọn dẹp vệ sinh sau mưa lũ
Công an tỉnh Bình Phước xuyên đêm tìm kiếm người đàn ông bị nước cuốn trôi
Công an Lào Cai thuyết phục, vận động 115 người dân thôn Kho Vàng xuống núi an toàn và yên tâm ở khu nhà dã chiến do Công an tỉnh xây dựng
Tuổi trẻ Công an nhân dân ra quân tổng dọn đường phố Hà Nội sau bão số 3
Hoà Bình: Trắng đêm cứu cháu bé 6 tuổi bị vùi lấp do sạt sở đất
Lực lượng Công an các tỉnh, thành phố giúp nhân dân và chính quyền địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Công an Thủ đô căng mình hỗ trợ người dân thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất vào khu vực đất liền.
Công an tỉnh Quảng Ninh và Công an thành phố Hải Phòng chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Hà Nội là một điểm sáng về đổi mới
Công an Lào Cai: "Giải cứu" sản phụ và nhiều trẻ em thoát khỏi nguy hiểm do mưa lũ
Hưng Yên: Phát hiện gần 2.800 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc
Cảnh sát giao thông Hà Nội và hành trình 12 giờ bảo đảm an toàn "món quà của lòng nhân ái"
Công an xã đảo giúp đỡ 02 cháu nhỏ đi lạc tìm được người thân
Kịp thời khống chế đám cháy trên địa bàn huyện Đông Anh.
Kịp thời dập tắt đám cháy tại phố Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.
Bộ Công an khởi công xây dựng nhà ở hỗ trợ nhân dân sau đợt mưa lũ vừa qua
Điểm tên loạt dự án nghỉ dưỡng ‘đắp chiếu’ ven biển Đà Nẵng
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Những suất cháo yêu thương cho bệnh nhân nghèo
Bộ Công an hỗ trợ nhu yếu phẩm giúp đỡ bà con nhân dân vùng lũ Sơn La
Bình Thuận: Khống chế đối tượng chống đối, đốt xe máy khi bị Cảnh sát giao thông xử lý
Công an xã mở lớp dạy võ miễn phí cho thanh thiếu nhi
Chu đáo, nỗ lực cấp căn cước cho công dân, không quản ngày nghỉ
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn
Công an Thanh Hóa ứng phó với hoàn lưu bão số 2
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt các thương, bệnh binh
Kịp thời cứu 2 du khách thoát khỏi nguy cơ đuối nước
Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Những hình ảnh vỉa hè TP.HCM sau 2 tháng cho thuê vỉa hè - tín hiệu đáng mừng
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất khiến 01 người tử vong ở Lâm Đồng
Hơn 300 CBCS Công an Thanh Hóa tham gia hiến máu tình nguyện
Hà Giang: Lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Yên Minh kịp thời đưa sản phụ cấp cứu
Hà Nội: Phát hiện hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng hết hạn sử dụng đang in, dập date mới
Kịp thời cứu cụ bà 92 tuổi thoát nạn trong đám cháy chơi lúc rạng sáng
Lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an tại chương trình "tiếp sức mùa thi"
Điều tra nguyên nhân ngôi chùa cổ ở Huế bốc cháy trong đêm
Tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phòng chống đuối nước
Công an Thủ đô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn chuyến thăm Việt Nam cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin
2 cháu nhỏ trong vụ thảm án ở Quảng Ngãi đã qua cơn nguy kịch
Công an quận Ba Đình tiếp tục tăng cường xử lý các trường hợp xe ba, bốn bánh tự chế
Công an Nghệ An: Tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành PCCC và CNCH
Kích hoạt “báo động đỏ” cứu bé trai 12 tuổi bị xe ba gác chở xi măng chèn qua người
Cận cảnh nơi bà mẹ 3 con bị cả nhà chồng cũ giam cầm, đánh đập, bắt uống nước thải để 'trừ tà'
Tìm người biết thông tin liên quan vụ TNGT trên tuyến đường tránh Long Xuyên
Đà Nẵng: Nhanh chóng thu hồi tài sản bị mất cắp, trả lại cho người nước ngoài
Kích hoạt báo động đỏ cứu sản phụ nguy kịch
Bị lừa bán ra nước ngoài lúc 14 tuổi, 2 cô gái được giải cứu đưa về Việt Nam
Cán bộ Công an kịp thời hiến máu cứu người qua cơn nguy kịch
Tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Thông tin ban đầu về vụ hỏa hoạn xảy ra tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy
Công an TP Phan Thiết (Bình Thuận) khẩn trương khắc phục sự cố cát tràn vùi lấp nhà dân
Lãnh đạo Bộ Công an chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568
Lãnh đạo Công an tỉnh thăm hỏi cán bộ bị thương khi làm nhiệm vụ
Thanh Hóa: Công an thị trấn Hồi Xuân: "Đổi quà lấy súng và công cụ nguy hiểm"
Vi phạm nồng độ cồn, tài xế quanh co lí do ăn nhiều dưa và cà muối
Phát hiện cơ sở ở Vĩnh Phúc mua gom hàng tấn lợn ốm, chết để giết mổ
Giúp đỡ hai công dân lang thang, cơ nhỡ về với gia đình
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nổ lực tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên biển
Tài xế vi phạm nồng độ cồn, nhồi nhét 57 người trên xe 26 chỗ
Đoàn xe sang rước dâu dừng chụp ảnh giữa đường ở Hải Dương bị công an xử lý
Nghệ An: Sôi nổi Hội thi nghiệp vụ của "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" huyện Nghi Lộc
Xuyên đêm tìm kiếm nạn nhân vụ lật thuyền ở Quảng Ninh
Công an tỉnh Bến Tre nỗ lực vận chuyển, hỗ trợ nước ngọt đến với người dân vùng hạn, mặn
Rước dâu bằng 'xe hoa khác thường': Coi chừng vi phạm pháp luật
Hầm chui ở Đà Nẵng do Tập đoàn Thuận An xây dựng: Nổi tiếng vì mưa là ngập
Công an Lào Cai thu giữ trên 700 vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong quý I-2024
Những màn trình diễn đẹp mắt, trang nghiêm, công phu, thể hiện niềm vinh dự, tự hào và sức mạnh của lực lượng Cảnh sát cơ động
Đà Nẵng dùng flycam tìm kiếm học sinh mất tích khi tắm biển
Mặt bằng xây Sân bay Long Thành vẫn còn 'xôi đỗ'
Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan
Người đàn ông bị công an xử lý vì lén trồng cây thuốc phiện để ăn
“Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an xã ”
Công an Thái Bình diễn tập phương án xử lý tình huống cướp ngân hàng
Một xã có 50 phụ nữ làm “đồng nát” và câu chuyện cảm động
Xử lý nhanh đám cháy tại phố Đào Tấn, Hà Nội
CSGT cào đá 'giải cứu' đường ngập
Gia đình ở Nghệ An mất liên lạc với con gái suốt nhiều tháng
Cận cảnh Khu đô thị ParkCity vừa được Thanh tra yêu cầu cung cấp hồ sơ
Nghệ An: Nhức nhối hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, 'họp chợ' khu vực bệnh viện
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và “Ngôi nhà hạnh phúc” - điểm tựa lan toả yêu thương
“Sáng mãi lời dạy của Bác”